Những câu hỏi liên quan
Giáp Thị Thảo Vi
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
29 tháng 3 2022 lúc 22:31

cj tra mạng thấy tên thơ là : Lời ru có phải không

bài thơ này này:

Ru em em ngủ ngoan nè!
Mẹ còn trên rẫy chưa về với em
Ru em em ngủ ngoan hiền
Mẹ còn cuốc cỏ bên triền ngô xanh

Ru em em ngủ ngoan lành
Mẹ còn tưới một luống hành nữa thôi
Ru em em ngủ à ơi!
Mẹ còn ghé chợ mua vôi cho bà

Ru em em ngủ ơi à!
Mẹ còn chọn lựa mua quà cho em
Ru em giấc ngủ êm đềm
Hình như gót mẹ chạm thềm... à ơi!

đúng khôg e

Bình luận (0)
diep dao
Xem chi tiết
nguyễn minh thư
Xem chi tiết
nguyễn minh thư
15 tháng 10 2023 lúc 21:46

ngữ văn nha mn em bấm nhầm

 

Bình luận (0)
Coin Hunter
15 tháng 10 2023 lúc 22:08

Nếu mùa xuân là mùa hội tụ của những bàn tay nghệ sĩ tài hoa thì mùa thu bước vào thơ ca cũng tự nhiên và gần gũi. Trước đây Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ thu, sau này Xuân Diệu có “Đây mùa thu tới”. Nhỏ nhẹ, khiêm nhường Hữu Thỉnh cũng góp vào cho mùa thu đất nước một góc quê hương “Sang thu”

Với “Sang thu”, Hữu Thỉnh miêu tả bức tranh thu bằng những bước chuyển mình đầy tinh tế của vạn vật trước thời khắc giao mùa. Thời gian bao giờ cũng là quy luật và tất cả mọi thứ đều phải vận động theo quy luật ấy. Hình như các sự vật trong bài thơ cũng vậy, chuyển mình vào thu một cách đầy chủ động.

Bài thơ mở đầu bằng một phát hiện bất ngờ:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

“bỗng nhận ra hương ổi”- một trạng thái chưa hề được chuẩn bị, như là vô tình như là sửng sốt như là cơ duyên để từ đây nhà thơ có thể quan sát xuất hiện của mùa thu trong trời đất bằng tất cả giác quan và cũng chính từ góc nhìn này, hình ảnh của cả sự vật sang thu được nhà thơ đưa vào ống kính.

Mở đầu là một làn hương thật đặc biệt của mùa thu Việt Nam, hương ổi – phả vào gió buổi sớm. “Phả” – một động từ mang ý nghĩa chủ động tác động được dùng như một cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong không gian. Sự góp mặt của màn sương buổi sớm cùng với hương ổi làm con người chợt giật mình thảng thốt: Hình như thu đã về. Hai đặc điểm để cảm nhận mùa thu Hương ổi, làn sương không phải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa, mà là một chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. có lẽ, chỉ với Hữu Thỉnh làn hương ổi rất quen của Việt nam mà rất lạ với nhà thơ được đưa vào thơ một cách tự nhiên. Cũng từ đây, một loạt những hình ảnh quen mà lạ ấy sẽ xuất hiện để làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng vô vùng:

“Sóng được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Toàn là những sự vật được lựa chọn để miêu tả cảnh đất trời vào thu đang ở trạng thái “ngập ngừng” nhưng sự ngập ngừng đầy chủ động. “Sông được lúc, chim bắt đầu, đám mây, vắt nửa mình” với cách diễn đạt này hình ảnh của sự vật không chỉ hiện lên ở thời điểm hiện tại mà còn dẫn người đọc liên tưởng về quá khứ của chúng, một quá khứ chưa xa “quá khứ màu hạ” và chắc rằng, đó là một quá khứ đầy sôi nổi. Khiến cho đâu đó trong không gian dâng lên một niềm tiếc nuối:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Nắng – hình ảnh cụ thể của màu hạ - đang là hiện tại nhưng mưa màu hạ đã trở thành quá khứ. Trạng thái này của thời tiết lại một lần nữa như khẳng định sự ngập ngừng thì thời gian vẫn bước đi vô tình của nó, và hàng cây sẽ bớt bất ngờ nếu mọi ngày vẫn xanh là thế mà giờ đây đã trở thành “hàng cây đứng tuổi”. Hàng cây đứng tuổi – hình ảnh gợi lên ở người đọc nhiều liên tưởng về tuổi tác của con người. Thời gian trôi nhanh qua của, cuộc đời mỗi người là một chứng nhân nhìn mùa thu đi qua. Bởi thế, nuối tiếc vẫn mãi là cảm xúc của con người trước thời gian. Tâm trạng ấy đã được nhà thơ gửi vào cảnh vật, gửi vào trạng thái của thiên nhiên nhằm khắc họa thời khắc mà mọi vật đang chuyển mình sang thu. Điều này lí giải vì sao tất cả các sự vật được khắc họa bằng hành động từ trạng thái với sắc thái nghiêng chủ động. Phải chăng những sự vật đang “sang thu” chứ không phải “đây mùa thu tới” hay “mùa đã thu rồi”.

Xưa nay mùa thu thường gắn liền hình ảnh chiếc lá vàng, ngõ đầy rụng,lá khô xào xạc và ta cứ ngỡ như chỉ những sự vật ấy mới là đặc điểm của mùa thu. Nhưng đến “sang thu” của Hữu Thỉnh, người đọc chợt nhận ra: Một làn hương ổi, một màn sương, một dòng sông, một đám mây, một tia nắng những sự vật gần gũi thế cũng làm nên những đường nét rất riêng của mùa thu Việt Nam và điều này làm nên sức hấp dẫn cho bài thơ “Sang thu”

“Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về màu thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người. “Sang thu” chính là một tấm gương trong để người đọc có thể nhìn thấy ở đó hình ảnh quê hương xứ sở mình, hình ảnh của tâm hồn mình. Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã khuấy động một cách nhìn riêng, một lối miêu tả riêng, thoát khỏi những ước lệ để khẳng định vị trí của riêng mình trên con đường sáng tạo nghệ thuật.

Bình luận (0)
Vũ Thị Hoài Ngọc
Xem chi tiết
Châu Anh Nguyễn Thị
Xem chi tiết
haway tv
24 tháng 12 2022 lúc 19:35

buồiii

Bình luận (0)
Minh Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Thư Phan
10 tháng 1 2022 lúc 22:42

Tham khảo! 

Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu: "Quê hương là một tiếng ve/ Lời ru của mẹ trưa hè à ơi/ Dòng sông con nước đầy vơi/ Quê hương là một góc trời tuổi thơ". Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi - với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, "Quê hương là": tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng. Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu: "Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều".

Bình luận (0)
Nguyễn Chi
10 tháng 1 2022 lúc 22:46

tham khảo:

Sau khi đọc bài thơ Quê Hương của tác giả Nguyễn Đình Huân em cảm thấy bài thơ rất hay nó nói về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta, ở bài thơ này tác giả còn bày tỏ lòng yêu quê hương sâu sắc qua 4 câu thơ đầu tiên. Quê hương ở bài thơ này thật gần gũi đối với chúng ta nào là tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng, khi ta đọc được những dòng thơ này ký ức như ùa về gợi lên cảm giác dễ chịu, an toàn và hồn nhiên như một đứa trẻ. Ở khổ thơ Quê hương là phiên chợ.Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa. Quê hương ở khổ thơ này như những xúc mong chờ, hồi hộp để đợi mẹ mang về bánh đa thơm lừng.Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều, khi đọc đến câu thơ này em lại nghĩ đến những buổi chiều thả diều rồi ngã vào đống bùn về nhà thì bị mẹ mắng cho một trận vì cái tội làm bẩn quần áo. Ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương là bầu trời, cánh diều chứa đựng cả tuổi thơ của ta.Quê hương ta đó là nơi\Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về, ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương như cha như mẹ vì vậy đừng bao giờ quên những cảm xúc những hình ảnh những âm thanh ở quê hương và cũng đừng quên những gì mà quê hương đã cho bạn nói chung là " Hãy luôn nhớ về quê hương!"

 
Bình luận (0)
Phạm Hà VY
Xem chi tiết
Nguyễn Lan Hương
8 tháng 1 2022 lúc 0:44

Tham khảo!  Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu: "Quê hương là một tiếng ve/ Lời ru của mẹ trưa hè à ơi/ Dòng sông con nước đầy vơi/ Quê hương là một góc trời tuổi thơ". Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi - với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, "Quê hương là": tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng. Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu: "Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều".

Bình luận (1)
Bảo An Nguyễn
2 tháng 12 2023 lúc 21:19

Sau khi đọc bài thơ “Quê Hương” của tác giả Nguyễn Đình Huân, tôi cảm thấy rất xúc động. Bài thơ đã truyền cho tôi cảm xúc yêu thương, nhung nhớ, gắn bó dành cho quê hương mình. Chẳng xa xôi, mỗi hình ảnh quê hương đều bình dị, mộc mạc, và đó chính là những điểm tựa niềm tin để chắp cánh cho tôi trong hành trình cuộc đời.

Bình luận (0)
27. Bùi Trường Phát
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
11 tháng 12 2021 lúc 15:45

Bn có thể tham khảo ở trên mạng đấy 

Bình luận (1)
27. Bùi Trường Phát
11 tháng 12 2021 lúc 15:48

mik đag cần gấp

Bình luận (1)
Vương Hương Giang
11 tháng 12 2021 lúc 16:02

Mẫu 1

Bài thơ Hoa Bìm của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu là một áng thơ rất đẹp. Bài thơ được viết bởi thể thơ lục bát dân dã quen thuộc. Trong đó, nhà thơ sử dụng những hình ảnh hết sức mộc mạc và gần gũi. Đó là những chi tiết nhỏ bé, bình dị đến mức dễ bị bỏ qua. Nhưng chính sự tinh tế của nhà thơ, đã giúp ông tái hiện lại tất cả trong tác phẩm Hoa Bìm, từ đó tạo nên một bức tranh làng quê thân thương trong kí ức. Trong bức tranh ấy, có bờ giậu với những đóa hoa bìm tim tím, có con chuồn chuồn ớt, có cây hồng trĩu quả, có con nhện giăng tơ, có con cào cào, con dế mèn, con đom đóm. Xa xa, có cả con thuyền giấy trôi chập chờn trên dòng sông nước đục. Và mơ màng những trưa hè oi ả, ngồi lim dim trong khu vườn rộng lớn. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp bình yên của những làng quê nông thôn Việt Nam. Với lời thơ mộc mạc, không hoa mĩ, cầu kì, tác giả Đức Mậu đã thành công khắc họa vẻ đẹp trong sáng, gần gũi của quê hương trong kí ức tuổi thơ của mình.

Bình luận (0)
bé thu minh
Xem chi tiết
lạc lạc
18 tháng 11 2021 lúc 7:03

THAM KHẢO

Tình yêu quê hương đất nước trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các thi nhân, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi góp thêm một bông hoa cho vườn văn học yêu nước – bài thơ Việt Nam quê hương ta. Những câu thơ của Nguyễn Đình Thi vút lên sôi nổi, trầm hùng biết bao: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập

rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

       Bốn câu thơ đầu mở ra cảnh thanh bình của làng quê Việt Nam bao đời nay sau lũy tre làng gần gũi thân thương. Để có được sự thanh bình ấy dân tộc ta đã phải trải qua rất nhiều đau thương mất mát và hi sinh: “Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau/ Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”. Càng trong gian khó, phẩm chất và ý chí của con người Việt Nam lại càng ngời sáng hơn, từ những người bé nhỏ bình dị chăm chút làm ăn, khi đất nước lâm nguy họ vụt lớn lên thành những anh hùng bất khuất, kiên trung, không kẻ thù nào có thể khuất phục “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Điều đó đã lí giải vì sao một dân tộc bé nhỏ như dân tộc Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù sừng sỏ nhất. Vẻ đẹp của những con người gan dạ dũng cảm đó không chỉ là chỉ biết cầm súng chiến đấu mà chính là bản chất hiền hòa, đôn hậu, yêu chuộng hòa bình “Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.Quê hương dưới đôi mắt của nhà thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên vô cùng tươi đẹp, chan hòa ánh nắng, nơi có “Hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người biết “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung”, nơi gắn bó bao kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm và trở thành phần kí ức không thể xóa nhòa trong tâm trí. Để mỗi khi đi xa thì nỗi nhớ lại càng trào dâng: “Ta đi ta nhớ núi rừng/ Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ”. Nếu không có một tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước thì chắc hẳn không thể viết nên những câu thơ chạm tới miền tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi lần đọc lại những vần thơ này của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, ắt hẳn trong chúng ta không khỏi dấy lên niềm tự hào về quê hương đất nước mình.

Bình luận (0)